Bạn thân mến, món Kim Chi trứ danh đã quay trở lại rồi đây.
Lần này, Hanyori muốn gửi đến bạn cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc ngon chuẩn vị, đơn giản mà ai cũng có thể làm được, với vị ngon chuẩn Hàn bằng những loại nguyên liệu, gia vị dễ dàng tìm mua được ở bất cứ hệ thống siêu thị lớn nào tại Việt nam.
Có thể bạn chưa biết,
Với một món ăn “quốc dân” như Kim Chi, hẳn bạn nghĩ rằng người ta làm nó vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Tuy nhiên, bạn có biết không, thời điểm được xem là “mùa muối Kim Chi” rôm rả nhất chính là đầu tháng 11 hằng năm. Đó là lúc mùa thu đã tàn, rừng núi đổi màu báo hiệu một mùa đông lạnh giá đang về, nhà nhà người người sẽ cùng lúc muối Kim Chi với số lượng lớn để đủ dùng cho cả năm.
Thời xa xưa, con người chưa có tủ lạnh hay các dụng cụ cất trữ đồ ăn với công nghệ hiện đại thì tiết cuối năm mát mẻ rồi lạnh giá này rất thuận lợi cho việc làm các món ăn dự trữ. Chính vậy, Kim Chi là một món ăn dự trữ của người dân Hàn Quốc, bạn có thể liên hệ với món dưa kiệu muối của Việt Nam, thường được làm vào dịp cuối năm và cận Tết.
Theo từ điển tiếng Hàn Quốc, kimjang 김장 có nghĩa là “việc muối”; baejugimji 배추김치 có nghĩa là“Kim Chi Cải Thảo”, kkakduji 깍두기 là “Kim Chi Củ Cải Thái Nhỏ”; dongchimi 동치미 là “Kim Chi Củ Cải Nước”. Bởi theo truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc, việc muối Kim Chi được tập trung với số lượng lớn vào dịp cuối năm nên cũng có thể gọi kimjang là mùa muối Kim Chi, cũng là công việc cần nhiều hơn một người làm.
Hằng năm đến dịp kimjang, những người thân thiết hoặc cả gia đình sẽ tụ họp để cùng làm. Kimjang cũng là cơ hội để gia đình gặp gỡ, những người họ hàng, hàng xóm, bạn bè thân thiết xa cách nhau bao lâu được hội ngộ và sum vầy. Có thể nói, kimjang cũng là dịp gắn kết cộng đồng, là cơ hội để mọi người bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau.
Bạn biết không, món Kim Chi và văn hóa muối Kim Chi trong những dịp kimjang của Hàn Quốc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhiều năm qua, từ các đầu bếp nổi tiếng đến các bà nội trợ Việt Nam đều đã rất quen thuộc với món ăn này và hẳn đã có rất nhiều chia sẻ về công thức chế biến “món ăn quốc dân” của người Hàn Quốc. Từ thành thị đến nông thôn Việt Nam, Kim Chi không còn là món ăn xa lạ nữa. Tuy nhiên, món ăn nào cũng có nhiều cách chế biến khác nhau và chắc chắn từ đó cho ra những mùi vị khác nhau.
Với tâm thế một nàng dâu xứ Hàn nhưng đang sống tại quê mẹ Việt Nam, Hanyori không khỏi xúc động khi nghĩ tới cảnh xa nhà của ông xã trong mùa kimjang rộn ràng đang đến ở quê nhà xa xôi. Để ông xã đỡ nhớ nhà, Hanyori cũng hưởng ứng mùa kimjang như một người con Hàn Quốc thực thụ. Nhân đây, Hanyori chia sẻ với bạn công thức làm Kim Chi Cải Thảo của mình. Một công thức không quá phức tạp nhưng rất ngon, chuẩn vị Hàn và cũng phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Mục lục
Trong họ cải thì rau cải thảo là một loại dễ ăn và có thể chế biến được nhiều món khác nhau. Mùa rau cải thảo chính vụ ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Để chọn được cải thảo ngon, ngoài độ tươi thì bạn cũng nên để ý đến màu sắc của rau: đó là phần thân trắng sáng và phần lá có màu xanh vừa phải, nếu lá xanh đậm nhiều là rau đã già, lá nhạt màu quá là phần rau quá non. Rau cải thảo để làm kim chi nên chọn những cây rau có cọng to, màu tươi sáng, không bị thâm dập nát ở phần gốc.
Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn làm kim chi bằng cây cải thảo Hàn Quốc thì bạn hoàn toàn có thế tìm mua ở các hệ thống siêu thị Kmart. Vào khoảng cuối tháng 11, siêu thị bắt đầu nhập trực tiếp rau cải thảo tươi từ Hàn Quốc và mua rau đúng mùa thì bạn có thể yên tâm về độ tươi mới.
Làm sao để phân biệt được cải thảo Hàn Quốc và cải thảo Việt Nam? Sự khác nhau ở đây là gì? Nếu để ý, bạn sẽ thấy cây cải thảo Hàn Quốc thường rất to, mỗi cây có trọng lượng trên 3kg. Vì thế với từng lớp lá to, cọng dày, đối với cải thảo Hàn Quốc mà nói thì trong quá trình ướp cần dùng muối nhiều hơn so với cây cải thảo Việt Nam.
Bởi thời tiết khí hậu khác nhau cùng với thành phần đất trồng khác nhau nên dù trồng cùng một loại rau nhưng độ giòn và vị của chúng sẽ có một chút khác biệt. Thành phẩm kim chi làm từ cây cải thảo Hàn Quốc cũng ngon hơn, giòn hơn và thời gian bảo quản cũng được lâu hơn.
Là một món ăn sử dụng phương pháp lên men tự nhiên nên kim chi muối sau 3 đến 4 ngày là ngon nhất,
Người Hàn ở xứ lạnh hầu như ăn cay rất tốt. Vì thế nhắc đến kim chi, để đúng chuẩn vị Hàn, ngoài vị đậm đà nhất thiết cho món ăn còn là vị chua cay vừa phải, vị thơm nồng của rau cải lên men và cả độ giòn của rau khi cho vào miệng. Nếu bạn đã có một bình kim chi đủ đậm đà đủ chua cay vừa phải nhưng rau lại hơi nhũn thì chưa được gọi là món kim chi thành công đâu nha.
Kim chi sau khi muối xong cần được để trong hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Đừng quên ấn vào ĐÂY theo dõi fanpage của mình và cập nhật nhiều công thức thú vị nha
Nếu bạn yêu thích món kim chi Hàn Quốc có thể bạn cũng thích
Cách làm củ cải muối chua ngọt kiểu Hàn
Kim chi cải củ Hàn Quốc ngon chuẩn vị
Công thức bất bại cho món kim chi muối xổi ăn liền
Cách làm kim chi dưa chuột nhồi Hàn Quốc siêu nhanh
Chúc bạn thành công và ngon miệng.